Phong cách tối giản Minimalism đã du nhập vào Việt Nam từ khá sớm và đang trở thành một xu hướng thiết kế được yêu thích trong cả kiến trúc lẫn nội thất. Vậy Minimalism là gì? Làm thế nào để nhận biết Minimalism với các phong cách khác? Xem ngay nội dung đã được Nhadep6d chia sẻ ngay dưới đây.
Nội dung bài viết
Phong cách tối giản Minimalism là gì?
Minimalism được hiểu là “tối giản” hay sự đơn giản đến tối đa. Khái niệm này được bắt nguồn từ Mỹ trong những năm thập niên 60, 70 sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia. Ban đầu, Minimalism được dùng chủ yếu trong lĩnh vực nghệ thuật với các tác phẩm điêu khắc của các nghệ nhân nổi tiếng như John McCracken, Robert Morris, Agnes Martin, Frank Stella, Anne Truitt và Donald Judd. Sau đó mở rộng thêm trong nhiều lĩnh vực khác như thời trang, âm nhạc, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất và kiến trúc.
Phong cách tối giản Minimalism được thể hiện bằng việc giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa và chỉ giữ lại những phần cần thiết nhất. Hạn chế sử dụng nhiều màu sắc hay đồ dùng trang trí, tập trung phần lớn vào công năng.
Quá trình hình thành và phát triển của phong cách Minimalism
Phong cách tối giản Minimalism xuất hiện từ 1970 tại phương Tây, sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Khái niệm này được thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật thị giác với các tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Cụ thể hơn thì phong cách tối giản được bắt nguồn từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại kết hợp cùng với chủ nghĩa Hậu hiện đại.
Tối giản ở đây có thể hiểu là đơn giản hết mức có thể. Phong cách này nhanh chóng nhận được sự hướng ứng nhiệt tình và xuất hiện trong hầu hết các bộ môn nghệ thuật đến các ngành thiết kế, sáng tạo. Kinh điển trong đó cần kể đến kiến trúc và hội họa. Đó là nền móng ban đầu cho phong cách thiết kế Minimalism sau này.
Minimalism trong kiến trúc
Trong kiến trúc, Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) kiến trúc sư đại tài người Đức được biết đến là cha đẻ của phong cách tối giản Minimalism. Ông đưa ra quan điểm “Less is more” (Tạm dịch: Ít là nhiều, càng ít càng tốt) cho hầu hết công trình mà mình thiết kế. Kiến trúc sư đề cao việc tổ chức không gian kết cấu theo sự đơn giản, sử dụng vật liệu mới là thép và kính để tạo sự thông thoáng tối đa cho tổng thể công trình.
Chủ nghĩa tối giản ở phương Tây tôn sùng sự giản lược trong ngôn ngữ kiến tạo không gian. Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua các thành tố cấu tạo càng đơn giản, càng ít chi tiết thì càng tốt. Tuy nhiên, vì ít chi tiết nên các phần trong bản thiết kế sẽ phải chăm chút thật kỹ lưỡng để đảm bảo tính thẩm mĩ. Còn với phương Đông thì sao?
Chủ nghĩa tối giản ở phương Đông xuất hiện nhiều nhất tại Nhật Bản trong hầu hết các công trình kiến trúc từ truyền thống đến hiện đại. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá trị văn hóa – tinh thần của người dân ở xứ sở mặt trời mọc.
>>> Khám phá ngay: Các phong cách thiết kế kiến trúc của các các kiến trúc sư nhadep6d
Minimalism trong thiết kế nội thất
Trong thiết kế nội thất, phong cách tối giản cũng được rất nhiều người yêu thích bởi sự giản dị, tinh tế trong các không gian. Đồ đạc trong phòng hầu hết đề được giảm thiểu hết các chi tiết rườm rà nhưng vẫn phải hài hòa với tổng thể chung. Mục đích chính là tạo ra không gian hàu hòa và thông thoáng nhất. Đây là phong cách thiết kế rất thịnh hành ở các nước Châu Âu và ảnh hưởng sang cả châu Mỹ từ những năm thập niên 90 đến nay.
Đặc trưng của phong cách tối giản Minimalism
Cũng như các phong cách thiết kế khác, Minimalism cũng có những đặc trưng riêng giúp chúng ta dễ dàng phân biệt hơn. Cụ thể.
Về bố cục – Less is More
Less is more là phương châm và cũng là nguyên tắc trong phong cách thiết kế tối giản hiện đại (minimalist). Theo đó, các kiến trúc sư sẽ sắp xếp bố cục công trình cũng như nội thất trong phòng sao cho lược giản đến tối đa các chi tiết. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về công năng khi sử dụng.
Các hình khối được sử dụng chủ yếu sẽ là dạng đường thẳng hay các hình đơn giản như hình vuông, chữ nhật, bình hành… không cần sắp xếp cân xứng. Các mặt phẳng lớn cũng được sử dụng như một cách để tạo sự thông thoáng cho căn phòng. Thay vì dùng nhiều đồ trang trí, người ta sẽ lựa chọn các sản phẩm nội thất thông minh tích hợp nhiều tính năng trong một.
Về màu sắc
Phong cách tối giản Minimalism đề cao sự đơn giản. Đó là lý do tại sao họ không dùng quá 4 màu sắc trong cùng một phối cảnh. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 3 màu: 1 màu nền, một màu chủ đạo và một màu làm điểm nhấn. Thiết kế chung cư tối giản kiểu Nhật rất chú trọng đến yếu tố này.
Các gam màu chủ đạo cũng thường là màu trung tính như trắng, đen, ghi, nâu trà sữa… Sự kết hợp giữa những mặc sắc nhẹ nhàng cùng với các đường nét tối giản sẽ giúp cho tổng thể công trình trở nên nhã nhặn và tinh tế hơn. Đây cũng là điều mà các mẫu thiết kế theo phong cách Minimalism luôn hướng đến.
Về ánh sáng
Yếu tố ánh sáng luôn được các kiến trúc sư và nhà thiết kế chú trọng đến bởi đây là một phần quan trọng tạo nên sự hài hòa cho các công trình. Bên cạnh đó còn có thể coi đây là một thành phần trang trí giúp tạo ra các hiệu ứng thị giác mang tính thẩm mĩ.
Các kiến trúc sư thường đề cao việc sử dụng ánh sáng tự nhiên và bố trí nguồn sáng nhân tạo. Mục đích chính là để đạt được hiệu quả chiếu sáng tuyệt đối, kết nối con người với thiên nhiên, đồng thời tạo ra hiệu ứng bóng đổ nhằm tôn lên vẻ đẹp từ những hình khối đơn giản đang được sử dụng. Vì vậy mà bạn sẽ hay thấy hệ thống cửa kính lớn kèm theo rèm che hoặc hệ thống đèn led chạy dọc quanh các công trình kiến trúc mang vẻ đẹp tối giản.
Về chất liệu
Các loại vật liệu được sử dụng cho thiết kế phong cách tối giản Minimalism cũng rất đa dạng tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng của từng người. Tuy nhiên, thường là các chất liệu cơ bản, gần gũi nhất trong đời sống như:
- Sơn: Sử dụng nhiều loại sơn có màu đơn tính hoặc trung tính như trắng, đen, xám, kem, nâu hoặc các màu Pastel đang được giới trẻ cực kì ưa chuộng.
- Bê-tông: Một số người lựa chọn màu tự nhiên của bê tông như một cách để tạo điểm nhấn nổi bật, cá tính cho công trình xây dựng hay không gian nội thất gia đình.
- Gỗ: Đa dạng chủng loại từ gỗ tự nhiên đến gỗ công nghiệp.
- Da: Phần đệm, bọc ghế có thể dùng da mềm để tạo cảm giác mềm mại, thoải mái. Các loại da thường được lựa chọn gồm có da bò, da trâu, da dê…
- Kính: Đây là loại vật liệu được dùng để bổ trợ cho không gian.
- Nhựa: Được dùng để thay thế cho sàn nhà, bàn ghế hoặc làm đồ dùng sinh hoạt cần thiết.
Nội thất đơn giản
Nội thất trong phong cách tối giản cũng mang những nét đặc trưng riêng. Trong đó, các thành phần trang trí hầu hết đều không đòi hỏi sự cầu kì mà chỉ cần đáp ứng ở mức độ cơ bản nhưng cần phải đầy đủ công năng khi sử dụng. Nhấn mạnh vào việc sử dụng hình học cơ bản cùng bề mặt phẳng. Đây cũng là một trong những xu hướng thiết kế nội thất chung cư đang thịnh hành nhất hiện nay.
Ứng dụng phong cách tối giản Minimalism trong thiết kế của Nhadep6d
Thực tế là phong cách tối giản Minimalism đang được rất nhiều người ưa chuộng. Nhadep6d cũng có cơ hội hợp tác với một số khách hàng trong nhiều dự án ứng dụng phong cách thiết kế này. Cùng tham khảo ngay nhé.
- Thiết kế biệt thự phong cách tối giản Minimalism
- Thiết kế chung cư phong cách tối giản
- Phong cách thiết kế minimalist trong nội thất bếp
- Tối giản trong không gian phòng ngủ
>>> Các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành trong “Dịch vụ thiết kế nội thất” của nhadep6d
Minimalism không chỉ là một phong cách trang trí nội thất và kiến trúc mà còn thể hiện phong cách sống của chủ nhân ngôi nhà. Nó sẽ rất phù hợp cho những ai thích sự ngăn nắp, tự do và phong khoáng. Nếu bạn cũng là một trong số đó, vậy thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất. Hãy thử trải nghiệm phong cách tối giản Minimalism cho một cuộc sống đơn giản hơn.