Trong thời đại 4.0 phát triển nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng lên và mọi người đang có xu hướng tìm kiếm những giải pháp xây dựng nhanh chóng, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Trong trường hợp này, nhà lắp ghép đã trở thành một giải pháp thông minh cho nhu cầu ở hiện đại. Tiết kiệm công sức và thời gian nhà lắp ghép mang đến nhiều tiện lợi cho người sử dụng. Để hiểu chi tiết về cấu tạo và ứng dụng thực tế của mô hình nhà ở này hãy cùng Nhà Đẹp 6D tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Thông tin cơ bản về nhà lắp ghép
Nguồn gốc nhà lắp ghép
Nhà lắp ghép là mô hình nhà ở xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 17 tại Anh với ngôi nhà đầu tiên được xây dựng bằng các tấm gỗ panel để phục vụ chỗ ở cho đoàn thủy thủ đánh cá. Cho tới 1849 nó xuất hiện tại Hoa Kỳ nhằm phục vụ cho nhu cầu ngủ nghỉ cho nhóm người khai thác vàng tại California.
Thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nó trở thành mô hình nhà ở được ưa chuộng tại nhiều quốc gia Châu Âu như Đức, Anh với sự tiện lợi và linh hoạt nó đã giải quyết chỗ ở cho hàng ngàn lính quân nhân sau khi trở về từ chiến tranh. Và việc sử dụng nhà lắp ghép trở nên phổ biến hơn vào những năm 1960, khi nó trở thành một phần của phong cách kiến trúc hiện đại trong thời đại đó.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời, hiện nay nó được xem là giải pháp nhà ở hiện đại, thông minh giúp chúng ta tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng. Với kiểu dáng thiết kế đa dạng tùy theo yêu cầu của chủ nhà. Chính vì thế, nhà lắp ghép còn được ví như bản sao của phong cách nhà hiện đại với bộ khung được lắp ghép bằng những vật liệu cao cấp chống gỉ, chống mòn bền vững theo thời gian.
Cấu tạo của nhà lắp ghép
Vẫn giống với một ngôi nhà hoàn thiện, về cơ bản nhà lắp ghép vẫn gồm các phần cơ bản như móng nhà, sườn khung nhà, cửa, mái nhà, hệ thống vách ngăn và đồ nội thất khác.
Móng nhà
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để tạo nên những ngôi nhà lắp ghép và kể cả bạn có xây dựng nhà theo kiểu truyền thống hay xây dựng nhà mô hình này thì phần móng vẫn là phần kiên cố nhất.
Chính vì thế muốn có phần móng vững chắc bạn cần khảo sát địa hình để quyết định được độ sâu của móng nhà. Và tùy theo vị trí xây dựng để chủ đầu tư có thể lựa chọn kiểu móng đơn hay móng băng cho công trình.
Khung nhà
Được làm từ thép hoặc mạ kẽm, làm giảm quá trình oxy hóa bảo vệ cho cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà mà vẫn đem lại giá trị thẩm mỹ. Hiện nay 1 ngôi nhà lắp ghép bền và có giá trị sử dụng dài nhất là 60 năm.
Bên cạnh đó, phần khung nhà sẽ được thi công tùy vào diện tích và thiết kế của nhà lắp ghép sẽ bao gồm 4 phần chính:
- Dầm thép
- Trụ cột thép có hình chữ H hoặc hình trụ tròn.
- Xà gồ lắp ghép bằng các thanh ghép chữ H hoặc chữ U để tạo sự chắc chắn cho phần khung nhà
- Phần dốc mái: thiết kế thép có độ dốc để mái có thể thoát nước khi trời mưa và độ dốc tốt nhất là từ 10 – 15%.
Phần kết cấu phụ của ngôi nhà
- Vách ngăn phòng: Sử dụng vách ngăn cemboard với mục đích bảo vệ khung sắt, đường ống nước….. từ đó nâng cao tính ứng dụng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, sử dụng vách ngăn cho cửa sổ, cửa ra vào nhằm đảo bảo độ bền và chất lượng ngôi nhà.
- Mái nhà: Toàn bộ phần mái nhà đều sử dụng tôn, với tôn chất lượng cao chống gỉ, chống thấm và chống tiếng ồn đem tới không gian sống yên tĩnh với hệ thống cách âm hiệu quả. Và tôn được sử dụng phổ biến nhất là PU + PP hoặc tôn xốp.
- Trần nhà: Tuy vào nhu cầu và mong muốn của chủ nhà, trần nhà có thể sử dụng nhựa hoặc dùng trần nhà thạch cao để tiết kiệm chi phí thi công.
- Các phụ kiện có liên quan: Phụ kiện cơ bản nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt hành ngày như đường ống nước, khung nhà, dầm mái, bulong liên kết dầm móng……
Phân loại nhà lắp ghép
Với tính phổ biến của nhà lắp ghép, hiện nay nó được chia thành 3 loại chính:
- Nhà di động (mobile home): Là kiểu nhà di động được lắp với bánh xe có thể dễ dàng di chuyển tới bất cứ địa điểm nào. Với kích thước nhỏ gọn nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi bạn có thể dễ dàng bắt gặp tại các xe hoặc quầy bán đồ ăn nhanh trên đường phố……..
- Nhà mô đun (modular home): Thông thường mô hình nhà này sẽ được lắp ghép theo đúng mô hình thiết kế trước đó và được di chuyển tới vị trí theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Nhà sản xuất (manufactured home): Mô hình với kích thước tiêu chuẩn đơn – đôi – ba khác với 2 kiểu trên đây lại là kiểu nhà lắp ghép linh hoạt và được ưa chuộng nhất bởi người dùng có thể dễ dàng cơi nới diện tích cũng như thay đổi nội thất bên trong nhà.
Ứng dụng của mô hình nhà lắp ghép trong thực tế
Là mô hình được ưa chuộng tại nhiều quốc gia phát triển trên toàn thế giới và mô hình này đang được ứng dụng thực tế tại Việt Nam với 1 số công trình như:
Nhà ở lắp ghép
Ứng dụng tiện lợi trong các mô hình nhà ở, nhà trọ, nhà cho thuê hoặc nhà ở cho cán bộ, thậm chí có nhiều nhà lắp ghép được xây dựng lên tới 2, 3 tầng.
Nhà vườn
Ngôi nhà lắp ghép nhỏ xinh ở góc vườn làm nơi nghỉ ngơi tạm thời hoặc nó được kết hợp trong mô hình nhà ở với nhà vườn. Bên cạnh đó nhà kính lắp ghép trong lĩnh vực ươm giống cây trồng, trồng nông sản sạch cũng đang được áp dụng tại nhiều nhà vườn.
Quán cà phê
Kết cấu đơn, giản, thời gian hoàn thành nhanh, chi phí thi công thấp đang là mô hình được ưa chuộng trong các quán cà phê. Với tính đa dạng cao, thiết kế hiện đại trẻ trung đem tới không gian sáng tạo, độc đáo và thu hút chính là những lý do khiến mô hình nhà lắp ghép đang dần được lựa chọn trong quán cà phê, nhà hàng đồ ăn nhanh……
Kho, xưởng, văn phòng
Với sự tiện lợi, linh hoạt lại tiết kiệm công sức, tiền bạc do đó nhiều doanh nghiệp đã chọn nhà lắp ghép để làm kho xưởng hoặc văn phòng. Tuy chi phí bỏ ra thấp nhưng nó vẫn đem tới chất lượng và sự an toàn cho công nhân lao động.
Nhà nghỉ, homestay
Hiện nay mô hình nhà lắp ghép đang được ứng dụng nhiều nhất tại Việt Nam đó chính là mô hình homestay, resort. Với tính ứng dụng cao đem tới không gian mát mẻ, thoáng đãng do đó mô hình này được rất nhiều tại khu nghỉ dưỡng như Tam Đảo, Hồ Đồng Đồ hoặc các resort tại phía Tây của Hà Nội.
Một vài mẫu nhà lắp ghép được ưa chuộng nhất mọi thời đại
Nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng đó chính là ưu điểm hàng đầu của nhà lắp ghép mang lại. Kiểu nhà này thường được xây dựng bằng những vật liệu đơn giản nhưng lại cách âm khác tốt và có thể đặt để ở nhiều địa hình khác nhau.
Nhưng vì sự đơn giản và bình dân của nó nên nhiều người đã nhầm tưởng nó chỉ là những ngôi nhà tạm bợ hay chỉ được sử dụng để làm lán xưởng cho công nhân nhưng trên thực tế nó lại là mô hình nhà ở hiện đại được ưa chuộng hàng đầu tại nhiều quốc gia phương Tây. Và rất nhiều nhà ở hay khu chung cư được xây dựng bởi ứng dụng của nhà lắp ghép. Nếu chưa tin thì hãy quan sát ngay các mẫu nhà lắp ghép đẹp và độc đáo dưới đây nhé:
Mẫu nhà lắp ghép 2 phòng ngủ
Mẫu nhà lắp ghép giá rẻ
Mẫu nhà lắp ghép hiện đại
Mẫu nhà lắp ghép mái tam giác
Mẫu nhà lắp ghép 100 triệu
Mẫu nhà lắp ghép sân vườn
Mẫu nhà lắp ghép 2 tầng
Mẫu nhà lắp ghép đơn giản
Mẫu nhà lắp ghép biệt thự
Ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép
Ưu điểm
Thân thiện với môi trường
Với các mô hình xây dựng nhà theo kiểu truyền thống chắc chắn vật liệu xây dựng thừa là điều không thể tránh khỏi, việc này vừa gây lãng phí tiền của lại làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Nhưng nhược điểm này sẽ được khắc phục khi mô hình nhà ở lắp ghép được lựa chọn, toàn bộ vật liệu sử dụng sẽ được tính toán kỹ càng, hơn nữa trong trường hợp thừa vật liệu thì bạn vẫn có thể tái chế để có thể sử dụng vào mục đích khác.
Thuận tiện, linh hoạt, di chuyển dễ dàng
Mở rộng hay cơi nới không gian nhà truyền thống là điều rất khó khăn cả về mặt chi phí lẫn thời gian lẫn công sức nhưng đối với nhà lắp ghép việc mở rộng diện tích nhà trở nên đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.
Tiết kiệm chi phí xây dựng
Giá nhà lắp ghép được tính theo đơn vị m2 nhưng chắc chắn chi phí xây dựng mô hình nhà thông minh này sẽ tiết kiệm hơn so với việc bạn lựa chọn xây nhà bằng bê tông cốt thép. Bằng những nguyên vật liệu nhỏ gọn bạn có thể tiết kiệm lên tới hơn 30% so với mẫu nhà có cùng kiểu dáng thiết kế và cùng diện tích.
Không những thế mẫu nhà lắp ghép giá rẻ đang dần được ưa chuộng không chỉ bởi nguyên vật liệu mà nó còn giúp tiết kiệm về nhân lực và thời gian thi công. Đây cũng là 1 trong những ưu điểm vượt trội của mô hình nhà ở này.
Chất lượng cao
Hầu hết nhà lắp ghép thông minh đều được thi công, thiết kế và lắp ghép dưới tiêu chuẩn nhất định, do đó chủ đầu tư có thể dễ dàng quản lý chất lượng cho toàn bộ công trình này. Dây chuyền lắp ghép hiện đại, nguyên vật liệu cao cấp, an toàn cùng với đó là tỷ lệ xây dựng đúng chuẩn chắc chắn sẽ đem tới công trình với hoàn thiện với chất lượng đồng bộ.
Nhược điểm
Tuy đem tới sự thuận tiện, linh hoạt nhưng mô hình nhà lắp ghép giá rẻ này vẫn có 1 vài hạn chế sau đây:
- Đây là mô hình nhà ở hiện đại, tuy nhiên giá trị sử dụng lại không cao bằng nhà bê tông. Sẽ không thể đảm bảo sự an toàn của nhà lắp ghép khi đối mặt với những trận thiên tai từ tự nhiên. Vậy nên, trước khi quyết định xây dựng mô hình này cần xem xét rất nhiều tới vị trí và hướng nhà có thường xuyên bị ảnh hưởng từ tự nhiên hay không.
- Tâm lý của người Việt Nam thường thích sự ổn đinh, lâu dài và bền bỉ do đó nhà lắp ghép chưa thực sự là mô hình được ưu tiên hiện nay.
>>> Đừng bỏ qua: Các mẫu nhà đẹp đẳng cấp nhất do nhadep6d thiết kế.
Hiện nay, mô hình nhà lắp ghép chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng nó lại là mô hình phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Hàn…… Với sự tiện lợi và linh hoạt cao mô hình nhà ở này không chỉ giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí mà nó còn đem tới công trình hiện đại, chất lượng cao. Chính vì thế, nhà lắp ghép đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ được coi là xu hướng chung cho quá trình hiện đại hóa kiến trúc toàn cầu.