Văn khấn động thổ đầy đủ, chi tiết nhất 2024

Lễ cúng động thổ là một trong những nghi thức quan trọng trước khi tiến hành thi công nhà ở, các công trình xây dựng. Và mẫu văn khấn động thổ là thông tin được rất nhiều gia chủ cần để chuẩn bị những lễ vật, nghi thức làm lễ động thổ chính xác nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhadep6D để nắm được thông tin chính xác nhất nhé!

Khái niệm lễ cúng động thổ

Lễ cúng động thổ là nghi thức quan trọng không thể thiếu trước khi thi công các công trình xây dựng như nhà ở, trường học, đường xá, khu đô thị,…Nghi lễ này biểu trưng cho việc thờ cúng thần linh, thổ địa và tổ tiền của gia chủ để thông báo về việc chuẩn bị thi công trên nền đất đó. 

Động thổ của các dự án thi công quy mô lớn như trung tâm thương mại, khách sạn còn chứa yếu tố truyền thông với mục đích quảng bá, giới thiệu dự án đến công chúng. Quy trình thực hiện lễ động thổ cần chuẩn bị rất nhiều công đoạn gồm đồ cúng lễ, văn khấn động thổ với phong thái trang nghiêm, nghiêm túc nhất. 

Khái niệm về lễ cúng động thổ

Khái niệm về lễ cúng động thổ

Lễ khấn động thổ mang ý nghĩa gì?

Theo quan niệm dân gian thì việc dựng nhà, sửa nhà hay thi công bất kỳ công trình nào trên nền đất là sẽ liên quan tới yếu tố tâm linh. Người xưa cho rằng Thổ địa, Thần linh của mảnh đất đã bị đụng tới khi con người thi công nên cần phải làm lễ cúng động thổ cẩn thận. 

Ý nghĩa trọng điểm của lễ cúng động thổ chính là để gia chủ xin phép các vong linh ở khu đó hãy hoan hỉ chuyển sang khu khác cư trú tạm thời cho tới khi nhà được xây xong. Lễ động thổ còn có hàm ý báo cáo với Thổ Công, Thành Hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra. 

Thực hiện nghi lễ động thổ mang yếu tố tâm linh được lưu truyền từ rất nhiều đời nay. Lễ cúng giúp gia chủ thể hiện lòng thành với bề trên, mong muốn quá trình xây dựng được diễn ra suôn sẻ. 

Ý nghĩa của lễ khấn động thổ là gì?

Ý nghĩa của lễ khấn động thổ là gì?

Nghi thức của lễ động thổ gồm những gì?

Lễ động thổ là nghi thức lâu đời vẫn luôn được con cháu thế hệ sau gìn giữ, bảo tồn. Để chuẩn bị cho lễ động thổ. gia chủ cần chuẩn bị theo nghi thức sau: 

– Lựa chọn ngày lành tháng tốt: Lễ động thổ phải được thực hiện vào những ngày tốt trong tháng, trong năm, thường là thời điểm gần Tết có nhiều ngày lành. Ngoài ra việc lựa chọn giờ tốt cũng rất quan trọng mà gia chủ cần lưu ý.

– Lựa chọn vị trí động thổ: Vị trí động thổ là nơi gia chủ sẽ dùng cuốc đào đất và chuyển sang vị trí khác biểu trưng cho công việc sắp diễn ra. Vị trí này cần được lựa chọn kỹ lưỡng thep phong thủy, tư vấn từ thầy cúng, người có kinh nghiệm. 

– Thực hiện nghi lễ động thổ: Nghi lễ động thổ được diễn ra trong không khí trang nghiêm, văn khấn động thổ sẽ được sử dụng và sau đó sẽ bắt đầu thi công theo tính toán của gia chủ. 

– Lựa chọn thời điểm thích hợp: Ngay giờ động thổ là yếu tố vô cùng quan trọng cần được gia chủ xem xét kỹ lưỡng. Lựa chọn ngày giờ phải phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ.

– Chuẩn bị đồ lễ cúng động thổ: Lễ vật cúng động thổ phải được chuẩn bị đầy đủ bao gồm:

  • 1 con gà luộc hoặc heo quay 
  • 1 đĩa xôi (có thể là xôi đậu xanh, xôi gấc hoặc xôi trắng)
  • 1 con cua hoặc 6 con tôm hấp
  • 1 quả trứng gà luộc
  • 1 miếng thịt lợn thuộc
  • 1 đĩa muối gạo 
  • 1 ly rượu trắng
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả
  • Bình hoa (thường là hoa cúc hoặc hoa hồng)
  • Vàng tiền, giấy mã và 1 bó nhang 
Chuẩn bị nghi thức làm lễ động thổ

Chuẩn bị nghi thức làm lễ động thổ

Văn khấn động thổ đầy đủ, chi tiết nhất 2023

Văn khấn động thổ được gia chủ chuẩn bị từ trước đó để khi tiến hành lễ sẽ đọc theo. Việc này có thể nhờ đến thầy cúng hoặc gia chủ có thể tự khấn theo đúng mẫu dưới đây:

Mẫu văn khấn động thổ chi tiết

Mẫu văn khấn động thổ chi tiết

Những lưu ý khi làm lễ động thổ

Lễ cúng động thổ là một nghi thức quan trọng mà gia chủ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện theo đúng quy trình với đầy đủ lễ vật theo truyền thống. Ngoài ra còn một số lưu ý khi làm lễ động thổ như sau: 

  • Phải lựa ngày lành tháng tốt để làm lễ động thổ. Ngày giờ làm lễ phải hợp với mệnh của gia chủ. Tuyệt đối không xây nhà vào những năm Kim Lâu, Hoàng Ốc của gia chủ để tránh gặp điều không may. 
  • Sau khi sắp xếp đồ lễ lên bàn đầy đủ, gia chủ nên lựa chọn vị trí đẹp trên khu đất để tiến hành làm lễ. Sau đó sẽ thắp 2 cây đèn cầy, nếu gia chủ là nam thì đốt 7 cây hương, gia chủ là nữ sẽ đốt 9 cây hương. 
  • Cắm 3 cây hương trên mâm cúng, 1 cây dưới đất hoặc 3 cây nếu gia chủ là nữ. 
  • Gia thủ thắp hương, lạy đủ 4 phương 8 hướng và bắt đầu đọc văn khấn động thổ.
  • Cuối cùng, gia chủ sẽ tiến hành đốt vàng mã, rải muối gạo và bắt đầu cuốc đất động thổ.
  • Gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề khi làm lễ động thổ.
  • Nếu gia chủ muốn mượn tuổi động thổ thì không được đứng gần, cách xa khoảng 50m. Ở các hạng mục đổ trần, đổ mái lần 1, lần 2 cũng phải làm tương tự. Sau khi nhập trạch sẽ làm giấy tờ tượng trưng mua lại khu đất đó với giá trị khoảng 100.000 đồng từ người được mượn tuổi động thổ.
Những lưu ý khi làm lễ cúng động thổ

Những lưu ý khi làm lễ cúng động thổ

>>> Diên Niên là gì? Ý nghĩa trong phong thủy nhà đất

Quy trình làm lễ cúng động thổ và văn khấn động thổ đã được cung cấp trong bài viết trên của Nhadep6D. Quý đọc giả có nhu cầu được Tư vấn Miễn Phí thêm có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0865 381 919.

Chia sẻ:
Dương Chúc Linh

Dương Chúc Linh

Tác giả

    Bình luận:
    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

      Họ và tên

      Điện thoại *

      Địa chỉ

      Nội dung anh/chị cần tư vấn?

      TOP
      Zalo Zalo Phone Phone