Tổ chức tiệc tân gia tại nhà quá DỄ với quy trình đầy đủ A – Z

Theo quan niệm của người Việt thì lễ cúng tân gia nhà mới là một thủ tục rất quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của gia chủ. Vì việc này chỉ diễn ra một vài lần trong suốt cuộc đời của mỗi người nên có rất nhiều bạn hoang mang không biết nên chuẩn bị những gì và thực hiện ra sao. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Tổ chức tiệc tân gia tại nhà quá DỄ với quy trình đầy đủ A - Z

Tiệc tân gia là gì?

Tân gia vốn là một từ Hán Việt được mượn và có thể được hiểu một cách đơn giản là tiệc mừng nhà mới (Tân = Mới, Gia = Nhà). Buổi tiệc đơn giản này sẽ được gia chủ chuẩn bị để chúc mừng nhà mới được hoàn thiện. Tiệc tân gia thường diễn ra sau khi gia đình đã chuyển vào và được tổ chức để mở màn cho cuộc sống mới tại căn nhà đó.

Tiệc tân gia là gì?

Trong tiệc tân gia, chủ nhà sẽ mời khách đến tham dự, thường là bạn bè, người thân và hàng xóm. Tiệc có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, từ buổi tiệc nhỏ tại nhà cho đến tiệc lớn tại nhà hàng hoặc trung tâm tổ chức tiệc nhưng thường là nhà mới nhiều hơn. Gia chủ sẽ chuẩn bị đồ ăn và thức uống cho khách mời và có thể có các hoạt động giải trí như âm nhạc, nhảy múa, trò chơi hoặc chương trình khác.

Ăn tân gia là gì? Đây là việc tham dự các buổi tiệc mừng nhà mới của người thân, bạn bè hoặc hàng xóm.

Nguồn gốc hình thành các bữa tiệc tân gia

Tiệc tân gia vốn được bắt nguồn từ các quốc gia khác rồi mới du nhập vào Việt Nam.

Nguồn gốc hình thành các bữa tiệc tân gia

Người phương Tây hiểu từ Tân gia theo đúng nghĩa đen là “làm ấm cho một ngôi nhà”. Vì vậy họ tổ chức các bữa tiệc bằng cách cùng nhau đốt lò sưởi. Khách mời thường tặng củi như một món quà giúp giữ ấm cho ngôi nhà.

Bổ sung cho quan điểm trên, người phương Đông tin rằng nhà không có người ở sẽ lạnh lẽo và rất thích hợp cho các hồn ma, cô hồn dã quỷ trú ngụ. Do đó, họ tổ chức tiệc tân gia như một nghi thức xua đuổi âm khí và thổi hồn sống vào cho căn nhà.

Ở Việt Nam, tiệc tân gia được tổ chức nhằm thông báo với người thân, gia đình, bạn bè về nơi ở mới của mình đồng thời là cơ hội để trò chuyện, giao lưu với nhau. Quy mô bữa tiệc có thể lớn nhỏ tùy theo điều kiện tài chính.

Tại sao cần tổ chức tiệc tân gia?

Tại sao cần tổ chức tiệc tân gia?

Tiệc tân gia mang nhiều ý nghĩa hơn bạn tưởng tượng đấy. Về mặt tâm linh, đây là một nghi lễ để báo cáo với các bậc bề trên và thổ địa cai quản nơi gia chủ định cư với mong cầu sự che chở, bảo vệ của thánh thần. Thể hiện sự biết ơn đối với sự giúp đỡ âm thầm của họ trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà.

Xét về yếu tố phong thủy, tiệc tân gia là một cách để mang đến sinh khí cho ngôi nhà mới của bạn. Mọi người sẽ đến với nhiều lời chúc phúc nhằm mang lại vận khí tốt đẹp cho gia chủ, xua tan sự lạnh lẽo, thiếu hơi người.

Về tình cảm, đây sẽ là một dịp đặc biệt để họp mặt gia đình, bạn bè, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm. Đây là cơ hội để gặp gỡ, trò chuyện và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Tiệc tân gia cũng có thể giúp tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ và hỗ trợ trong khu vực sống mới. Hoặc chỉ đơn giản là gắn kết tình cảm với những người thân yêu của mình.

Tiệc tân gia tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và hồi ức cho chủ nhà cũng như khách mời. Đây là dịp để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong quá trình di chuyển và bắt đầu cuộc sống mới của mỗi người.

Thường thì tiệc nhà mới sẽ gồm 2 phần cơ bản đó là Thờ cúng tổ tiên và Tổ chức tiệc đãi khách. Quy mô bữa tiệc không quá quan trọng mà thay vào đó là sự có mặt để chúc phúc của mọi người.

Chuẩn bị lễ cúng tân gia nhà mới sao cho chuẩn

Bạn có thể tổ chức một bữa tiệc tân gia nhỏ chỉ với người thân hoặc một vài người bạn nhưng vẫn phải đảm bảo phần lễ được đầy đủ để bày tỏ lòng thành với bề trên. Quy trình chuẩn bị lễ cúng sẽ gồm các bước cơ bản là làm mâm cúng tổ tiên, đọc văn khấn, rót nước trà mời các vị thần linh, vảy nước, rắc gạo và cuối cùng là hóa vàng.

Chuẩn bị lễ cúng tân gia nhà mới sao cho chuẩn

Làm mâm cúng tân gia nhà mới

Phần lễ sẽ bao gồm cả lễ nhập trạch và cúng gia tiên. Gia chủ chuẩn bị đồ cúng tùy tâm nhưng cần phải có đủ chay – mặn và một bình hoa. Mâm cỗ mặn sẽ tùy thuộc vào phong tục của từng vùng cũng như tín ngưỡng của chủ nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý không được giết mổ động vật trong nhà làm đồ cúng, thay vào đó bạn nên mua từ bên ngoài.

Ngoài mâm cơn mặn thì gia chủ nên chuẩn bị thêm mâm ngũ quả để thêm phần hoàn chỉnh. Cần chọn trái cây tươi ngon, không dập, héo… Hoa cũng phải chọn cành tươi, nhiều lộc lá với ngụ ý mong cầu sự sinh sôi nảy lộc cho gia chủ.

Vàng mã, đèn cầy cũng không thể thiếu trong phong tục thờ cúng của người Việt. Gia chủ nên chuẩn bị để dâng lên bề trên nhằm thể hiện lòng thành của mình dù ít dù nhiều.

>>> Đừng bỏ qua: Cách bài trí bàn thờ thần tài theo phong thủy thu hút thần tài lộc cực dễ.

Đọc văn khấn cúng lễ

Khi đã chuẩn bị xong mâm lễ, gia chủ sẽ tiến hành cúng lễ. Thường thì gia chủ sẽ mời thầy về làm nhưng nếu không có điều kiện, bạn có thể tham khảo bài cúng tân gia nhà mới được chúng tôi sưu tầm ngay dưới đây.

Văn khấn nhập trạch:

“Kính Lạy:

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Các Ngày Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản Trong Khu Vực Này.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tấu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tín chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh”

Văn khấn tạ gia tiên:

“Liệt Tổ Liệt Tông… (ghi họ tộc chỗ này) Gia Tại Thượng

Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại …… Gia Tiên Linh

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Con là:……

Vợ:…..

Có con trai (gái):…

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con, cháu và chứng giám lòng thành giáng linh, án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Kính cáo”

Đọc văn khấn xong, gia chủ sẽ bật bếp lên để pha trà dâng lễ để mời thần linh chứng giám. Tiếp đó, bạn lấy chén nước ngũ vị cùng Gạo vàng Thần Tài đã chuẩn bị từ trước, nhúng bông hoa vào rồi vảy nước vào góc nhà và rắc gạo vàng đi kèm.

Hóa vàng

Khi đã gần hết hương, gia chủ sẽ chắp tay xin sớ hóa vàng. Bạn nhớ đốt hết vàng mã đã chuẩn bị trước khi hạ đồ cúng để chư vị thần linh có thể thụ hưởng lòng thành của bản thân.

Cách tổ chức tiệc tân gia – Quy trình từ A đến Z

Một bữa tiệc tân gia được tổ chức đơn giản với 4 bước chính: Lên danh sách khách mời, lên thực đơn, trang trí nhà và lên ý tưởng trò chơi. Hãy cùng đến với từng bước cụ thể, chi tiết đã được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.

Cách tổ chức tiệc tân gia - Quy trình từ A đến Z

Lên danh sách khách mời

Đầu tiên, bạn hãy lên danh sách khách mời trước khi lên menu món ngon đãi tiệc tân gia. Điều đó giúp chúng ta xác định được quy mô tổ chức tiệc cũng như thiết lập mục tiêu muốn đạt được sau khi kết thúc. 

Khách mời ở đây có thể gồm gia đình, bạn bè và hàng xóm mới, thậm chí là cả đồng nghiệp. Bạn có thể mời bằng tin nhắn, gọi điện hoặc trang trọng hơn thì thiết kế thiệp mời và gửi cho các vị khách. Hãy nhớ rằng mục tiêu  là mở rộng vòng kết nối nên số lượng khách mời càng nhiều sẽ càng tốt.

Lên thực đơn tiệc tân gia

Lên thực đơn tiệc tân gia

Khi đã có danh sách khách mời rồi thì hãy bắt tay vào việc lên menu các món ăn đãi tiệc tân gia. Trong đó nên gồm có:

  • Món khai vị: Các món gỏi, salad, rau củ quả luộc, rau xào…
  • Món chính: Các món mặn.
  • Món tráng miệng: Hoa quả, nước ép, sữa chua, chè, bánh ngọt….

Các món ăn do chính bạn chế biến sẽ dễ dàng chạm đến trái tim của những vị khách. Hoặc bạn có thể nhờ thêm bạn bè, người thân đến phụ giúp như một cách để gắn kết tình cảm. Đối với những bạn không giỏi việc bếp núc thì sử dụng các dịch vụ nấu tiệc tận nhà sẽ là một sự lựa chọn không tồi.

Trang trí tiệc tân gia

Việc trang trí sẽ giúp bữa tiệc tân gia nhà bạn trở nên thu hút hơn. Tùy vào quy mô mà gia chủ có thể chuẩn bị cổng chào, bàn tiệc và thêm khu vực vui chơi, check in. 

Lên ý tưởng trò chơi

Nếu muốn bữa tiệc tân gia trở nên đáng nhớ, bạn hãy chuẩn bị thêm các trò chơi nho nhỏ để kết nối mọi người với nhau. Trong trường hợp có nhiều trẻ con, bạn có thể thiết kế thêm khu vực vui chơi cho các bé. Còn với người lớn thì các trò chơi đố chữ, thật hay thách hoặc hát hò nhảy múa… sẽ phù hợp hơn.

Chuẩn bị tiệc tân gia cần lưu ý 10 điều sau

Khi lên kế hoạch tổ chức tân gia, bạn cần lưu ý một số điểm sau để có một bữa tiệc hoàn hảo nhất.

  1. Lựa chọn ngày tốt để tổ chức tiệc tân gia: Nên chọn ngày phù hợp với tuổi của gia chủ, chọn ngày giờ hoàng đạo, chọn ngày theo hướng nhà. Nên “né” những ngày xấu như ngày Tam nương sát (3/7, 13/8 và 22/7 âm lịch); ngày Dương công kỵ (13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 29/7, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 âm lịch); ngày Nguyệt kỵ (mùng 5, 14 và 23 âm lịch hàng tháng)
  2. Chuẩn bị mâm lễ thật đầy đủ để thể hiện lòng thành kính của gia chủ.
  3. Đọc đúng văn khấn, rành mạch và phải thật thành tâm theo đúng thứ tự các nghi lễ.
  4. Nên chuẩn bị trước bài phát biểu khi khai tiệc và cảm ơn cuối buổi.
  5. Không nên cãi vã, tranh chấp trong buổi tiệc.
  6. Giao tiếp với khách mời: Gửi lời mời cho khách mời trước thời gian đủ để họ có thể sắp xếp lịch trình và tham gia. Cung cấp thông tin chi tiết về địa điểm, thời gian và bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào (nếu có). Lưu ý lời mời qua email, tin nhắn hoặc cuộc gọi để xác nhận sự tham gia của khách mời.
  7. Đảm bảo rằng nhà mới đã được trang bị đầy đủ tiện nghi cần thiết như bàn ăn, ghế, đồ dùng nhà bếp, đèn, quạt, điều hòa nhiệt độ và vệ sinh cá nhân.
  8. Chuẩn bị thêm đồ chơi trẻ em nếu có trẻ nhỏ tham gia.
  9. Chọn nhạc nền phù hợp để mọi người vừa có thể thoải mái trò chuyện lại có thêm sự hứng khởi khi đến chơi nhà mới.
  10. Chuẩn bị sẵn quà tặng ra về cho khách mời.

Gợi ý quà tặng tân gia cho gia chủ thật ý nghĩa

Gợi ý quà tặng tân gia cho gia chủ thật ý nghĩa

Tặng quà gì trong tiệc tân gia cũng là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu. Nếu bạn cũng chưa biết tặng gì ý nghĩa nhất, vậy thì hãy tham khảo các gợi ý ngay dưới đây. 

  • Tặng đồ nội thất (TV, Sofa, đồng hồ treo tường, máy lọc không khí…)
  • Tặng dụng cụ nhà bếp (Tủ lạnh, Lò vi sóng, nồi chiên không dầu, máy lọc nước…)
  • Tặng đồ Decor tùy theo sở thích và phong cách thiết kế của căn nhà
  • Tặng vật phẩm phong thủy (Mèo thần tài, Tỳ hưu, Cóc ngậm tiền, Tam đa Phúc – Lộc – Thọ…)
  • Tặng cây cảnh
  • Tặng bộ dụng cụ ấm trà

>>> Bạn đang tìm kiếm: Các kinh nghiệm hay khi xây dựng nhà cửa.

5 cách xông nhà mới mang lại may mắn, bình an cho gia chủ
Các nguyên tắc chọn hướng giường ngủ chuẩn phong thủy
20+ Mẫu thiết kế phòng làm việc đẹp, ấn tượng nhất
Tủ quần áo phòng ngủ – Tạo không gian lưu trữ thông minh
Thảm trải sàn phòng khách – Điểm nhấn cho không gian sống
Tủ đầu giường – Nội thất hiện đại đến từng chi tiết
Xem thêm

Tiệc tân gia nhà mới không chỉ mang ý nghĩa thông báo việc chuyển nơi ở mới mà còn là cách để gia chủ kết nối với người thân, bạn bè và hàng xóm xung quanh. Vì vậy, bạn hãy vận dụng những kiến thức đã được chia sẻ bên trên để tạo ra nhiều khoảnh khắc đáng nhớ nhất cho gia đình và cả những vị khách đã ghé thăm.

Chia sẻ:
Anh Hồng

Anh Hồng

Tác giả

Nhiệt huyết - Đam mê - Sáng tạo là công thức tạo nên sự thành công của một Content Creator chuyên nghiệp. Và đó là điều mà tôi đang hướng đến.

    Bình luận:
    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

      Họ và tên

      Điện thoại *

      Địa chỉ

      Nội dung anh/chị cần tư vấn?

      TOP
      Zalo Zalo Phone Phone