Lanh tô là một thuật ngữ phổ biến trong xây dựng và là một phần quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ lanh tô là gì, có mấy loại lanh tô và chức năng của chúng là thế nào. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về những khái niệm trên nhé!
Nội dung bài viết
Lanh tô là gì?
Lanh tô là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và thi công cửa sổ, ô văng, cửa cuốn và cửa ra vào.
Nó là phần dầm tường của tường được làm bằng gạch hoặc gạch cốt thép, gỗ hay thép định hình và nó được đặt ở vị trí phía trên của cửa sổ, cửa cuốn hay cửa ra vào.
Chức năng của lanh tô là gì?
Vì là phần quan trọng trong thi công xây dựng, nên lanh tô cũng có những chức năng nhất định như:
Chịu lực: Lanh tô giúp đỡ phần tường phía trên cửa, đảm bảo an toàn và ổn định cho công trình.
Tạo hình: Lanh tô giúp tạo ra các lỗ cửa, góp phần vào kiến trúc tổng thể của công trình.
Chống thấm: Lanh tô giúp ngăn nước thấm vào tường qua các khe hở xung quanh cửa.
Các loại lanh tô được sử dụng phổ biến và đặc điểm của chúng
Hiện tại ở Việt Nam, lanh tô phổ biến được sử dụng có 6 loại. Đó là lanh tô gạch, lanh tô gạch cốt thép, lanh tô gỗ, lanh tô đá, lanh tô bê tông cốt thép và lanh tô thép mạ kẽm.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại lanh tô này nhé:
Lanh tô gạch
Lanh tô gạch được dùng khi độ mở của khoảng trống dưới 1m và chịu được lực nén là chủ yếu. Loại lanh tô này có đường kính sẽ dao động trong khoảng từ 10 đến 20 cm tùy vào nhịp cũng như cách xây dựng.
Lanh tô gạch có độ bền khá tốt, ít tốn cốt thép nhưng việc thi công lại khá phức tạp và cũng phải dùng nhiều nguyên vật liệu hơn.
Lanh tô gạch cốt thép
Lanh tô gạch cốt thép được xây giống như loại lanh tô thông thường, nhưng bắt buộc cần dùng vữa xi măng cát mác 50 (M50). Trên cốp pha phủ lớp vữa xi măng M50 dày từ 2 hoặc 3cm, ở giữa đặt thép tròn có d: 6mm hoặc thép bản 20 x 1mm.
Vì có sự gia cố của thép nên loại lanh tô này cũng có sự chịu và độ bền khá cao. Tuy nhiên, nó cũng chỉ được dùng cho các cửa nhỏ có phần trọng tải nhỏ phía trên.
Lanh tô gỗ
Lanh tô gỗ là loại phổ biến từ xưa và được tạo nên bằng loại gỗ tốt, 2 đầu quét hắc tín và được chôn sâu vào tường.
Ngày nay, để tăng độ bền, độ chắc chắn, lanh tô gỗ thường được tăng thêm các tấm thép mỏng ngay phía trên và phía dưới.
Lanh tô đá
Lanh tô đá cũng là loại lanh tô rất phổ biến bởi nó có một độ dày lớn phù hợp trong xây dựng. Thông thường 1 tấm đá liền khối với độ dày tối thiểu 15cm có thể bắc qua được nhịp dài đến 2m.
Tuy sử dụng lăng tô đá khá chắc chắn và có độ thẩm mỹ cao nhưng về bản chất nó lại có sức chịu kéo khá kém, nên thường chúng sẽ không phổ biến tại các khu vực chịu tải trọng rung động của công trình.
Lanh tô bê tông cốt thép
Lanh tô bê tông cốt thép là loại được sử dụng phổ biến nhất bởi nó có nhiều ưu điểm như khả năng chống cháy, dễ uốn, nhịp lớn và có khả năng có thể đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ.
Lanh tô thép mạ kẽm
Lanh tô thép mạ kẽm được sử dụng phổ biến cho cửa với kích thước lớn và nó có thể chịu được tải trọng lớn phía trên của các loại cửa.
Loại lanh tô này có cấu tạo gồm các đoạn kênh hay dầm thép uốn được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp.
Những lưu ý khi thi công lanh tô
Khi tiến hành thi công lanh tô, dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên tham khảo:
- Lựa chọn sử dụng vật liệu: Sử dụng vật liệu có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu thiết kế.
- Thợ thi công: Thi công bởi đội ngũ thợ có tay nghề cao.
- Tuân thủ các quy định kỹ thuật: Thi công lanh tô cần tuân thủ theo các quy định kỹ thuật trong xây dựng.
- An toàn lao động: Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công.
- Giám sát thi công: Cần có giám sát thi công để đảm bảo chất lượng công trình.
>>> Xem thêm: Đà kiềng là gì? Vai trò của đà kiềng trong xây dựng
Hy vọng với những chia sẻ của bài viết đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn lanh tô là gì cũng chức năng và phân loại của lanh tô. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ qua hotline: 0865 381 919 hoặc nhấp vào mục tư vấn miễn phí để Nhà đẹp 6D hỗ trợ cho bạn nhé!