Cúng tạ đất cuối năm là một trong những phong tục đẹp đẽ của nước Việt với mục đích để thể hiện lòng biết ơn của gia chủ đối với các vị thần linh, Thổ địa đã giúp họ cai quản, bảo vệ mảnh đất an toàn. Bài viết dưới đây của Nhadep6D sẽ giúp quý đọc giả biết được ý nghĩa, ngày đẹp làm lễ và cách thực hiện lễ tạ đất chi tiết nhất.
Nội dung bài viết
Lễ tạ đất là gì? Ý nghĩa của phong tục tạ đất
Lễ tạ đất được biết đến là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, được thực hiện vào cuối năm hoặc đầu năm mới. Mục đích của lễ cúng này là để tạ ơn Thổ địa, các vị thần linh đã bảo vệ và che chở cho gia chủ trong suốt một năm qua.
Theo quan niệm của người Việt, đất đai là nơi sinh sống, làm ăn của con người và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Các vị thần linh cai quản đất đai được coi là những người có quyền năng, có thể ban phước lành, phù hộ cho gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Chính vì thế mà lễ cúng tạ đất là dịp để gia chủ thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với các bề trên, các vị thần đã có công mang đến những điều thuận lợi cho gia chủ. Vào dịp lễ này, gia chủ có thể cầu mong các vị thần linh tiếp tục phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong năm mới.
Khi nào nên làm lễ cúng tạ đất
Theo truyền thống thì ngày lễ tạ đất thường được làm vào thời điểm đầu năm hoặc cuối năm. Những ngày đẹp cụ thể sẽ được bật mí ngay dưới đây.
Làm lễ tạ đất vào cuối năm
Thời điểm cuối năm sẽ được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn để cúng tạ đất. Bạn có thể lựa chọn các thời điểm sau để làm lễ:
- Ngày cúng ông Công, ông Táo
- Sau rằm tháng Chạp (15/12) âm lịch
- Trước ngày đưa ông Công, ông Táo
Khi làm lễ cúng tạ đất cuối năm thì bạn nên làm phóng sanh, tụng kinh sám hối để có thêm nhiều phúc đức và hóa giải điềm xấu.
Làm lễ tạ đất vào đầu năm
Lễ tạ đất làm vào đầu năm cũng rất phổ biến, được gia chủ thực hiện để cầu mong những điều may mắn đến với gia đình của mình. Về nghi thức cũng sẽ tương tự như buổi lễ cuối năm, cần có đầy đủ lễ cúng và sự thành tâm của gia chủ. Thời điểm thích hợp để làm lễ là vào ngày rằm Nguyên Tiêu tháng Giêng hoặc vào tháng 2 âm lịch.
Lễ tạ đất trước khi làm nhà và sửa nhà
Nghi lễ tạ đất trước khi làm nhà và sửa nhà cực kỳ quan trọng nhằm để thông báo với các vị Thổ địa, thần linh về các công việc liên quan đến đất đai. Nghi lễ này sẽ giúp gia chủ được các vị thần linh phù hộ, giảm đi các vận hạn lớn khi xây nhà, sửa nhà. Để chọn được ngày đẹp làm lễ, gia chủ cần nhờ tới các thầy cúng để xem tuổi làm nhà phù hợp. Việc lựa chọn ngày tạ đất cực kỳ quan trọng khi có liên quan đến phong thủy và mệnh của gia chủ.
Hướng dẫn sắm lễ tạ đất cuối năm
Để làm lễ tạ đất, gia chủ cần phải chuẩn bị những lễ cúng sau:
- Bó nhang
- Gạo
- Muối trắng
- 10 bông hoa chia làm 2 bình
- 3 quả cau và 3 lá trầu
- 2 đĩa trái cây ngũ quả
- 0.5 lít rượu trắng
- 10 lon bia
- 6 lon nước ngọt
- 2 đĩa xôi
- 1 con gà luộc hoặc heo quay
- 1 gói chè
- 1 gói thuốc lá.
- Bánh kẹo
- Nến hoặc đèn thờ
Còn đối với những gia đình theo Đạo Phật thì sẽ chuẩn bị mâm cúng chay bao gồm các lễ vật như hoa, trái cây, đồ chay, hương cúng bàn thờ Phật.
Văn khấn tạ đất chi tiết
Gia chủ có thể tham khảo văn mẫu khấn tạ đất chi tiết dưới đây để tiến hành làm lễ:
Một số lưu ý khi thực hiện lễ tạ đất
Khi thực hiện lễ tạ đất, gia chủ cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:
- Gia chủ không được sát sinh trong ngày làm lễ cúng tạ đất
- Trước khi làm lễ gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc lịch sự để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên
- Đặt bài khấn tạ đất (tờ giấy hoặc điện thoại có chép văn mẫu) trên một kệ gỗ để đọc dễ dàng hơn
- Đọc văn khấn một cách trang nghiêm, lịch sự
>>> Văn khấn động thổ đầy đủ, chi tiết nhất 2023
Những thông tin về lễ tạ đất đã được giới thiệu cực kỳ chi tiết trong bài viết trên của Nhadep6D để các gia chủ tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0865 381 919.